Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất: Việc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của tài sản là đạt được mức hữu dụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt kỹ thuật, về pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho tài sản.
Nguyên tắc cung cầu: Giá trị của một tài sản được xác định bỡi mối quan hệ cung và cầu về tài sản đó trên thị trường. Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung về tài sản.
Nguyên tắc thay thế: Giới hạn trên của giá trị mảnh đất có xu hướng được thiết lập bởi chi phí mua một tài sản thay thế tương đương, với điều kiện là không có sự chậm trễ quá mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế. Nguyên tắc này dựa trên cơ sở một người mua cẩn trọng sẽ không trả nhiều tiền hơn để mua một tài sản tương tự như vậy trong thị trường mở.
Nguyên tắc thay đổi: Giá trị của tài sản thay đổi theo sự thay đổi của những yếu tố hình thành nên giá trị của nó. Giá trị của tài sản cũng được hình thành trong quá trình thay đổi liên tục phản ánh hàng loạt các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị.
Nguyên tắc cân bằng: Các yếu tố cấu thành nên tài sản cần phải cân bằng để tài sản đạt được khả năng sinh lời tối đa hay mức hữu dụng tối ưu.
Nguyên tắc đóng góp: Mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản có tác động đến toàn bộ tài sản đó.
Các nguyên tắc khác: Nguyên tắc dự kiến các lợi ích tương lai; Nguyên tắc thu nhập tăng hoặc giảm; Nguyên tắc phân phối thu nhập; Nguyên tắc cạnh tranh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét